Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Thursday, November 5, 2009

0 Bầm tím vì thầy “cõi âm” cắt lễ ngay ngực và vùng kín

[TeenXinh.Blogspot.Com]


Thầy cõi âm cắt lễ cả ngực và vùng kín

Những thầy bà kỳ lạ với những chiêu chữa trị bệnh cũng lạ kỳ đều mang danh từ “cõi âm” di cư về trần gian.


Phẫu thuật bằng dao Thái Lan, cắt giác chỗ kín, thổi vào phụ nữ trần truồng… là những cách trị bệnh của nhiều người “cõi âm” đang “tạm trú” tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Công an địa phương từng “dẹp tiệm” nhiều “thầy” nhưng cứ như đá ném ao bèo…


“Người cõi âm” ngủ với người phàm


Giữa tháng 10-2009, tại xã Phong Tân, huyện Giá Rai, công an huyện phát hiện và dẹp một điểm trị bệnh bằng cách dùng dao Thái Lan mổ bệnh nhân. “Thầy” này tên Ca Văn Vẽ, 23 tuổi, xưng rằng được “sư cậu” từ cõi trên ứng về trị bệnh cho dân. Ai đến tháng, đau lưng thì “thầy” bảo là bị ếm rồi đè ra mổ bằng dao Thái Lan và lưỡi lam, không cần thuốc tê.


Bà cụ này sắp được một “bác sĩ cõi âm” tại Giá Rai phẫu thuật bướu cổ.

Tại xã Phong Thạnh Đông A, chúng tôi còn được người dân kể về nhiều ông thầy kỳ lạ. Ông Út Phong khề khà: “Thầy bà cõi trên gì đâu mà làm toàn chuyện bậy bạ, cắt giác ở háng đàn bà. Mới mấy tháng trước, có ông thầy cắt kiểu đó bị Tám T. đánh một trận bỏ xứ đi luôn”. Chúng tôi tìm gặp ông Tám T. hỏi chuyện. Ông kể mà mặt đỏ gay vì tức: “Chừng vợ tao than đau ở ngực, lật cho coi tao mới hay. Thấy mấy dấu cắt bầm tím nằm ngay dưới ngực mà điên tiết. Tao hỏi ai cắt, vợ tao khai thiệt. Mấy bữa sau, ông thầy cắt xuất hiện ở nhà kế bên, tính cắt cho vợ người ta. Tao men qua cho nó mấy bạt tai rồi hăm gặp sẽ đánh tiếp. Nó sợ bỏ đi mất tiêu hai tháng nay rồi”.


Tám T. kể tiếp chuyện một “ông thầy vuốt” ở Cống Kinh Cùng: “Năm ngoái, chính quyền địa phương lôi “ông thầy vuốt” ra xử. Bay coi, ổng xưng là thầy bà cõi trên về mà cách trị bệnh thì kỳ ôn: toàn bắt bệnh nhân đàn bà, con gái cởi hết đồ trên người ra rồi… vuốt. ;)) Bữa đó, ổng trị cho con Hằng. Ban đầu con nhỏ ngoan ngoãn nghe lời. Ổng hứng lên, vuốt một hồi rồi nhảy lên mình bệnh nhân đè luôn, nói là để ép con ma ra ngoài. Con Hằng tống cho một đạp rồi lôi đầu ra chính quyền”. Sau đó “thầy vuốt” được… tiễn về quê nhà!


Làm phước nhưng đòi cúng tổ


Ngoài “thầy” Hưởng, xã này còn ít nhất hai “thầy” khác đang hoạt động rất đông khách là “thầy” Năm Trường và “thầy” Khá. “Thầy” Năm Trường nói mình được ông Lục Hương ở cõi trên nhập xác về trị bệnh cho dân. Cũng như các “thầy” khác, ông trị bá bệnh và không ăn tiền nhưng người bệnh phải cúng tổ. “Bao nhiêu tuổi cúng bấy nhiêu tiền. Người nào trăm tuổi đến thầy phải cúng 100.000 đồng. Đó là mức cúng áp dụng cho người xứ khác đến, còn người dân ở đây thì khỏi phải cúng” – anh Tuấn, một nông dân ở gần nhà “thầy” Trường nói.


Còn “thầy” Khá thì nổi tiếng bởi câu chuyện “người cõi âm” ngủ với người phàm tục. Ba năm trước, thầy điều trị cho chị C. Xưng là thần thánh về trục ma ra khỏi thân xác chị C. nhưng thầy trục đến hơn nửa đêm mà chị vẫn cứ khóc cười như người điên. Thấy vậy, “thầy” bảo mọi người cứ về trước để chị C. ở lại cho thầy trục tiếp vì “con ma này rất lỳ”. Tin tưởng “thầy”, cha chị C. gửi con gái lại. Sáng hôm sau, quả là chị C. tươi tỉnh ra nhưng vài tháng sau, bụng chị C. ngày càng to ra và cha chị đành ngậm bồ hòn gọi “thầy” là rể.

“Ấn chú” của thầy bà đến từ “âm phủ”. Ảnh: TR.VŨ.


Nhờ ai “thầy” nổi như cồn?


Mọi người khuyên tôi nên đi tìm ông Bảy D. ở ấp 8, xã Phong Thạnh Đông A. Theo bà con địa phương, ông chính là “thầy của thầy”.

Chúng tôi đến nhà ông Bảy D. đúng lúc ông vừa đi chợ về, chở lỉnh kỉnh thuốc trừ sâu, phân bón… Nghe hỏi chuyện “người cõi âm”, ông cười sằng sặc rồi vào chuyện.

- Chuyện này bây giờ mới nói vì tao bỏ nghề rồi, chẳng sợ gì! – ông Bảy nói.

- Chú bỏ nghề gì?

- Nghề chạy đò bao. Chạy mười mấy năm, mới bỏ mấy năm nay.

- Nghề đò có liên quan gì đến thầy bà?

Ông nhìn tôi cười bí ẩn, bảo:

- Trời! Không nhờ cánh chạy đò tụi tao, thầy bà xứ này đói meo râu. Nhờ tụi tao tào lao mà nhiều ông thầy nổi như cồn, giàu luôn.


Ông Bảy thú nhận mình từng góp phần “lăng-xê” thành công các ông thầy đồng bóng xứ này. Khoảng mười năm trước, ông chạy đò bao ở đầu chợ Láng Tròn. Có lần thấy một nhóm người đến từ TP Cà Mau đang hỏi tìm thầy trị bệnh tà ma, đang ế khách, ông đến chủ động giới thiệu “thầy” Hưởng. “Thấy họ lưỡng lự chưa tin, tao làm liều cam đoan nếu “thầy” Hưởng không hay thì khỏi trả tiền đò cho tui…” – ông Bảy cười nói,


Sau hôm đó, ông Bảy cùng các “đồng nghiệp” của mình tăng cường đồn thổi về những “ông thầy” giỏi trong xóm. Không ngờ vậy mà hiệu quả, người khắp nơi đổ về ngày càng nhiều. Ông Bảy kể tiếp: “Khi đường lộ bê-tông làm vào tới nhà “thầy” Hưởng, tụi tao ế khách quá nên chuyển sang lăng-xê “thầy” Năm Trường ở gần nhà tao và cũng thành công không kém. Với cách cúng tổ theo tuổi, 50 tuổi là 50.000 đồng, “thầy” Năm giàu luôn. Tụi tao cũng vô mánh quá trời đất”.


Nhưng bây giờ thì ông Bảy đã hối hận việc làm của mình. “Nhân nào quả nấy. Tao bị trả báo rồi!” – ông thiệt tình nói. Ông kể cách đây ba tháng, ông có việc phải xa nhà mấy ngày. Khi về, ông thấy bùa chú treo lủng lẳng khắp nhà. Hỏi ra mới hay vừa có một ông “thầy cõi âm” đến cắt giác cho vợ ông. Cắt ngay chỗ kín, bầm tím…


Dẹp hoài không xuể!


Ông Phạm Phước Tạo, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, phân trần: “Chúng tôi dẹp hoài mà không xuể. Dẹp chỗ này thì chỗ khác mọc lên. Đầu năm tới nay đã dẹp hai điểm rồi nhưng tôi biết vẫn chưa hết. Điều khó cho chúng tôi là hoạt động mê tín dị đoan rất đa dạng, phức tạp; phát hiện không khó nhưng bắt quả tang thì trần ai. Dân địa phương không mê tín dị đoan nhiều, chủ yếu là người phương xa đến”.

Bệnh viện âm phủ


Học chưa hết cấp hai ông Hưởng vẫn tự tin mở “bệnh viện” trị bá bệnh. Ngành y tế địa phương nhiều lần kiểm tra đều phát hiện ông Hưởng không có đủ chuyên môn hành nghề. Thế nhưng ông đã hành nghề chữa bệnh liên tục gần chục năm qua.


Tình trạng lợi dụng sự cả tin, mê tín của một bộ phận bà con nông thôn để trục lợi thông qua hình thức chữa bá bệnh bằng bắt mạch, bốc thuốc vẫn tiếp tục rộ lên ở Giá Rai (Bạc Liêu). Thật đáng ngại khi những bệnh nhân nhẹ dạ này luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào các “thầy”, không ngại trao cả tính mạng cho “thầy”.


Sau ba tháng vắng bóng ở địa phương, ông Út Thà quay về quê nhà (xã Tân Thành, TP Cà Mau), mang theo nhiều chuyện kỳ lạ kể cho đám bạn nhậu. Ông kể về một bệnh viện âm phủ, về một dòng thầy bà di cư từ cõi âm đến trần gian cứu nhân độ thế.


Út Thà quả quyết rằng mình mới đưa vợ đi trị bệnh bướu cổ ở bệnh viện âm phủ về. Nghe trái tai, bị tôi bác lại, Út Thà gân cổ: “Chỗ đó có mấy chục giường bệnh, bác sĩ toàn những người từ âm phủ về. Hỏi mày vậy có phải bệnh viện âm phủ không?”. Thấy ông đổ quạu, tôi nhịn nhưng lần theo địa chỉ ông nói để tìm hiểu về cái bệnh viện kỳ dị ấy.


Như bệnh viện đa khoa


Theo chỉ dẫn của Út Thà, tôi đến huyện Giá Rai hỏi đường vào nhà “thầy Hưởng”. Có lẽ do “thầy” rất nổi tiếng nên đến đứa con nít ở cách nhà thầy gần chục km vẫn chỉ đường rành rẽ.


“Bệnh viện” của “thầy Hưởng” là một cụm nhà nấp dưới những tán cây rậm rạp, trông khá huyền bí (ấp 1, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Nơi đây có bốn khu điều dưỡng dành cho người bệnh nội trú với không dưới 50 giường bệnh, phòng khám, nhà chờ, các kiốt bán tạp hóa, khu thuốc nam và cả căng-tin.


Theo chỉ dẫn, tôi vào nằm chờ trên một cái võng gần dì Ba Thu đến từ Sóc Trăng, đã ở nội trú tại đây gần năm tháng. Trước dì ở để chăm sóc con gái bị bướu cổ phải mổ. Thấy sau khi được “thầy” mổ, con mình giảm bệnh rõ rệt, dì tin và ở lại nhờ “thầy” mổ cho mình luôn. Dì kể: “Nhiều người trị bướu cổ ở Sài Gòn tốn mấy chục triệu đồng không hết bệnh, về đây “thầy” mổ hết trơn. “Thầy” còn trị được ma quỷ ám, bị ngải, bệnh thận, bệnh gan, kể cả xem ngày tháng tốt xấu để cưới vợ gả chồng, hay khai trương làm ăn”. Vẻ trịnh trọng, dì Ba nói tiếp: “Có ông bác sĩ trên trăm tuổi, ứng lên trị bướu rất giỏi. Bệnh nào có thầy ấy, y chang bệnh viện nhà nước có bác sĩ chuyên khoa, cứ yên tâm đưa người nhà lên” (?).


Thấy tôi tỏ vẻ quan tâm đến viện phí, một chị nằm võng gần đó nhỏm dậy nói: “Tiền giường bệnh và tiền nước được miễn, chỉ đóng tiền điện 20.000 đồng/tháng, tiền thuốc chỉ 60.000 đồng/thang/ngày. Tiền than nấu thuốc 10.000 đồng/ngày. Tui ở đây hơn hai tháng rồi, tốn chẳng bao nhiêu. Ở đây thầy bán đủ thứ, trừ cá và rau có đệ tử và anh em thầy chạy xe ôm ở đây. Tiện lắm!”


Trước khi tôi về, cũng chị này mách nhỏ rằng hãy nhờ chú Ba quản lý để dành sẵn một giường bệnh. Nếu đến bất ngờ sẽ không có chỗ nằm vì nơi đây luôn có 60-70 bệnh nhân nội trú, lúc cao điểm lên đến cả trăm người. Tôi nói rằng có lẽ chúng tôi sẽ đến khám và hốt thuốc về uống, không nằm nội trú. Chị trợn mắt bảo: “Ai đến đây đều phải nằm ba tháng trở lên để thầy theo dõi bệnh mỗi ngày. Chú không ở thầy không nhận trị đâu”.


Chầu chực chờ khám

Khu “điều dưỡng” nội trú của thầy Hưởng luôn đầy ắp người bệnh.


Hai hôm sau, tôi đưa một “bệnh nhân” đến khu trị bệnh của “thầy Hưởng”. Trước sân nhà “thầy” lúc này có trên chục chiếc xe máy của người bệnh khắp nơi. 10 năm qua, “thầy Hưởng” chỉ bắt đầu khám bệnh lúc 12 giờ trưa, đến 14 giờ thầy nghỉ ngơi để đến 15 giờ khám tiếp.


Đúng 15 giờ, phòng khám lại nhộn nhịp. Có khoảng 20 người đang chờ như tôi, chủ yếu là phụ nữ và người lớn tuổi. Chờ lâu, sốt ruột, tôi lén vén nhẹ bức màn trắng ngăn cách khu khám và khu chờ ra xem mặt “thầy”. “Thầy” là một thanh niên trạc 30 tuổi, khá đẹp trai, tay và cổ đeo đầy vàng. “Thầy” ngồi trên ghế xoay, bên phải là cô thư ký, sau lưng là một anh chàng đang cầm bó nhang to. Trên vách tường cạnh “thầy” có treo chiếc áo blouse trắng.


Cách khám của “thầy” giống cách khám của một bác sĩ bình thường: Sử dụng ống nghe, bắt mạch chẩn đoán và ghi toa thuốc. Nhưng… đặc biệt hơn bác sĩ người phàm, “thầy” không cần hỏi bệnh nhân điều gì vẫn có thể biết rõ bệnh tình và ra toa thuốc ngay.


Nhìn toa thuốc “thầy” đưa, tôi tròn mắt trước những đường vẽ kỳ lạ như bùa chú. Thế nhưng những nhân viên của “thầy” hiểu hết. Họ xem và bốc ngay một vốc thuốc to đùng. Thuốc này không tốn tiền nhưng chú Ba quản lý không quên nhắc chúng tôi bỏ tiền vào hộp phước thiện.


Trước khi về, “người bệnh” của tôi trở chứng. Cô không giữ vai kẻ bị ma nhập lừ đừ, dại dại nữa mà tỉnh táo đột ngột, chạy vào phòng khám. “Sao thầy không hỏi con bệnh gì? Con bị ma ám” – cô hỏi chưa tròn câu đã bị “thầy” ngăn: “Con không cần nói, thầy nhìn mặt là biết hết. Con có cái căn chứ không ma tà gì đâu. Cứ về uống hết số thuốc đó rồi đến, thầy sẽ trị cho con dứt bệnh”.


Liền đó, “thầy” đưa tay ngoắc một bà lão trạc 70 tuổi đang chờ khám, bảo: “Con đến đây!”. Tôi tò mò về cách xưng hô của “thầy” nhưng một bệnh nhân đã vội giải thích rằng vì các thầy ứng về đây đều đã vài trăm tuổi nên thầy gọi như vậy là đúng (?!).


Tên thật của “thầy” là Phạm Hoàng Hưởng
, “thầy” học chưa hết cấp hai đã bỏ ngang. Ngành y tế địa phương nhiều lần kiểm tra đều phát hiện ông Hưởng không có đủ chuyên môn hành nghề. Thế nhưng ông đã hành nghề chữa bệnh liên tục gần chục năm qua. Ông Phạm Phước Tạo, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, cho biết: “Nghe đồn ông Hưởng lên đồng trị bệnh nhưng khi kiểm tra thì không phát hiện, chỉ thấy ông bắt mạch, hốt thuốc nam. Do vậy, không đủ cơ sở xử phạt ông. Chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở ông ngưng hoạt động, đi học nghề thêm rồi hãy làm nhưng ông không nghe”.



0 comments:

Feeds Comments