Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Sunday, November 8, 2009

0 Ghê người với "kỹ nghệ" trồng rau muống

[TeenXinh.Blogspot.Com]
Chưa kể đến dầu nhớt thải cũng được dùng để cứu rau muống khỏi bị rầy tàn phá...


Hiện mỗi ngày TPHCM cần hàng trăm tấn rau muống để phục vụ sinh hoạt cho người dân. Để thỏa mãn nhu cầu đó, với cả chục loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng được các nhà nông ven đô sử dụng như một “bửu bối” để gặt hái rau quanh năm.
Cứ vô tư, miễn rau đẹp!
Đến phường Thạnh Xuân, quận 12, dù trời đã đứng bóng nhưng trên hàng trăm hecta rau muống nước, nhiều nông dân vẫn đang chăm sóc, tưới tắm cho ruộng rau của mình bằng nguồn nước ô nhiễm từ các kênh rạch chảy vào.

Trên bờ ruộng, vô số bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng đủ nhãn hiệu ta, tàu vứt lăn lóc. Anh T.V. T vừa lúi húi gom lại để đốt, vừa mau miệng: “Thời gian thu hoạch rau muống này là từ 20 – 25 ngày, những lúc nhu cầu thị trường tăng mạnh thì “tạt” nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt để gặt sớm hơn. Ngọn và thân rau của ruộng nào dài, nhọn và soắn là do tạt nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt đấy”.

Nước bị ô nhiễm được dùng để tưới rau.
Quan sát các ruộng liền kề ruộng rau của anh T, chúng tôi thấy ruộng nào rau cũng xanh um, tươi tốt. Tuy nhiên, nước trên các ruộng rau này đều lờ nhờ váng của dầu nhớt, có ruộng còn bốc mùi hôi.
Chúng tôi đề nghị anh T cho biết “kỹ nghệ” trồng rau của mình, anh vô tư kể: “Lúc rau vừa cắt còn gốc thì phải tưới nhớt pha với nước rửa chén theo tỷ lệ: 1.000m² cần từ 4 – 5 lít nhớt thải xe máy và một ít nước rửa chén, như vậy “hỗn hợp” mới tan đều trong nước.

Công đoạn này dùng để xử lý các con rầy trên ruộng. Sau khi rau được khoảng 8 - 9 ngày, dùng ngay các loại thuốc trừ sâu như: Fortazeb, Mexyl MZ... Nếu không có những loại này, dùng “thuốc” (vô danh) của Trung Quốc cũng được.

Nếu vẫn không hết sâu bệnh, tiếp tục “tạt” thuốc “nặng đô” hơn. Gần ngày thu hoạch hoặc trước khi thu hoạch 1 ngày thì “tạt” thêm thuốc làm đẹp rau. Thuốc này sẽ cho thành quả: Rau trắng, đều cọng, đứng cây...”.
Vỏ các chai thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc.
Sau khi tìm hiểu được “kỹ nghệ”, chúng tôi hỏi anh T: “Vậy còn các quy định về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì sao?”.
Anh T cho biết, các hộ nông dân không mấy quan tâm đến vấn đề này. Cứ “tạt” thuốc nếu thấy còn sâu bệnh, thuốc này không được thì xài thuốc khác. “Hiệu quả là “tạt” thôi. Thậm chí, có khi phải kết hợp nhiều loại thuốc mới có tác dụng”, anh T nói.
Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, tình trạng sâu bệnh kháng thuốc là rất hiếm, chủ yếu do người dân không nhận “mặt” được sâu, hoặc “tạt” thuốc khi sâu đã quá lớn nên khi dùng thuốc (trong danh mục cho phép) mới không hoặc ít tác dụng.
Còn việc dùng thuốc bừa bãi như nông dân một số nơi đang làm, với thời gian cách ly không đủ như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Có thể không bị ngộ độc ngay lập tức, nhưng ăn nhiều, thời gian kéo dài rất dễ bị tích tụ chất độc trong cơ thể...
Chính quyền "đầu hàng"
Tình trạng người dân lạm dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và dùng cả nhớt xe trong quá trình trồng rau đã diễn ra nhiều năm nay. Nhưng việc quản lý, xử lý thì vẫn còn khá lỏng lẻo. Phường Thạnh Xuân, quận 12, với diện tích trồng rau muống khoảng 200 hecta (chiếm 20% diện tích phường), là một điển hình.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch phường Thạnh Xuân đã thừa nhận: “Nhiều năm qua, việc đổ nhớt và sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau muống vẫn phổ biến. Đa số người trồng rau đều là dân nhập cư, có khi ngụ ở phường hoặc quận khác qua đây làm rau vào ban đêm, nên khó quản lý”.
Theo ông Hùng, phường đã từng tổ chức phổ biến kiến thức trồng rau sạch cho nông dân 4 lần, nhưng số người đến dự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù các cơ quan chức năng cũng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Những lần thấy đoàn kiểm tra xuống là người dân bỏ đi hết.
Thậm chí bây giờ họ đã “nhẵn mặt” mấy ông thanh tra. Điều đó rất khó cho cơ quan quản lý. Bên cạnh đó thì việc xét nghiệm các loại thuốc có độc hay không độc, nằm trong danh mục cho phép hay không, chuyên môn của cán bộ phường cũng khó mà nắm bắt(!?)
Vậy là câu chuyện trồng rau với “kỹ nghệ” đáng lo ngại như trên vẫn chưa có hồi kết. Người tiêu dùng vẫn từng ngày, từng giờ bị đe dọa đến sức khỏe.



0 comments:

Feeds Comments