Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Wednesday, December 16, 2009

0 Có một nước Việt xưa giữa châu Âu

Tin scandal-9x ! Chup len Quay len - Sock [TeenXinh.Blogspot.Com]

Có một nước Việt xưa giữa châu Âu

Một phiên chợ heo ở Chợ Lớn (TP.HCM)
TT - Trong một lần lang thang trên trang web mua bán eBay tìm sách xưa về VN, một nhà khảo cổ học Đức vô tình nhìn thấy bức bưu ảnh cổ về khu Cầu Kho, Sài Gòn. Thời điểm ấy (2000) Sài Gòn rất quen thuộc với ông vì đã có tám năm làm việc tại VN...
Quá ngạc nhiên trước cảnh xưa với hình ảnh ngựa tắm dưới ao, người bê gạch trên bờ, ông mua vài tấm làm kỷ niệm. Không ngờ chỉ năm năm sau bộ sưu tập bưu ảnh cổ về VN của ông đã lên đến hàng ngàn tấm.
Người Đức ấy là Andreas Reinecke, tiến sĩ khảo cổ học làm việc tại Viện Khảo cổ học về các nền văn hóa bên ngoài châu Âu, thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức. Bưu ảnh Cầu Kho được đánh số 0001, khuôn đầu tiên, quyển 01 trong tổng số 13 album. So với công việc khảo cổ, các bưu ảnh có tuổi đời trên dưới 100 năm là quá hiện đại, nhưng sự chân thật không cần chứng minh của chúng toát ra sức cuốn hút kỳ lạ.

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa". Quang cảnh buôn bán tại chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn) 100 năm trước
Cầu Kho (nay thuộc quận 1, TP.HCM) ngày ấy

 Chấn động nhất cho người xem là những bưu ảnh ghi lại việc bắt bớ, tra khảo, rồi hành quyết các nghĩa sĩ Yên Thế. Mỗi người dân Việt đều được học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường về lãnh tụ Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa của ông nhưng những hình ảnh ghê sợ như chặt đầu, bêu đầu trong rọ tre ít người đã từng thấy qua. Xem hết gần 30 bưu ảnh loại này người ta càng thấm thía cái giá quá đắt mà nhiều thế hệ người Việt đã trả trên đường tìm tự do. Trong ảnh: Những nghĩa sĩ yêu nước bị bắt
Andreas tìm bưu ảnh từ mọi nguồn có thể. Với ưu thế làm việc về văn hóa Việt và nói tiếng Việt khá lưu loát, ông dễ dàng tiếp cận các nguồn cung cấp bưu ảnh. Đồng nghiệp Pháp cho ông địa chỉ những nhà buôn bưu ảnh cổ ở Paris.
Tại đây, ông thu thập nhiều lần số lượng lớn bưu ảnh khiến bộ sưu tập tăng nhanh trong thời gian ngắn. Đồng nghiệp VN giới thiệu ông đến người bán đồ cổ ở Hà Nội, Sài Gòn. Nhiều tấm lạ, hiếm thấy còn đến từ những người bạn Đức, Mỹ có chung sở thích sưu tập đồ cổ về VN.
Trên đường lùng tìm “đồ của mình” nếu gặp “hàng của Andreas” các bạn sẽ mua giúp hoặc mang về tặng ông. Andreas kể trong đội quân viễn chinh Pháp sang VN có nhiều người lính Đức, vì thế cũng có bưu ảnh VN tại Đức, dù không nhiều nhưng làm sưu tập phong phú về chủng loại, vùng miền. Đến bây giờ ông đang sở hữu 3.000  bưu ảnh khác nhau về VN có mốc thời gian từ 1900-1940.
3.000 tấm bưu ảnh là 3.000 câu chuyện kể bằng hình, hàng ngàn lời nhắn của người gửi đến người nhận. Trong đó, hầu hết là những lời hỏi thăm hoặc mô tả về xứ thuộc địa An Nam viết bằng tiếng Pháp và được đóng dấu bưu điện gửi về “mẫu quốc”.
Xem bộ sưu tập của ông, bất kỳ ai cũng dễ dàng hình dung về VN ngày xưa sống động đến từng chi tiết nhỏ. Các album vừa làm nhiệm vụ bảo quản ảnh vừa như một cuốn sách chuyên đề.


Không chỉ sưu tập bưu ảnh cổ, Andreas còn tìm kiếm sách xưa về VN từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Anh, Đức. Hiện ông dành nhiều công sức để viết lại vào máy tính nội dung cuốn sách đã in 250 năm trước về miền Bắc VN.
Nghe ông dịch một đoạn sách, rồi xem bưu ảnh cổ, một VN xưa trở về sống động như những thước phim. Mối liên hệ đặc biệt giữa công việc khảo cổ, những cuốn sách tư liệu và bộ sưu tập bưu ảnh khiến không gian làm việc quanh Andreas luôn phảng phất một hồn Việt xưa cũ.
Andreas nói bộ sưu tập bưu ảnh là gia tài ông quí nhất. Mười ba năm làm việc ở VN, bạn bè, ngôn ngữ của đất nước này dần trở nên thân thuộc, vì vậy mỗi bưu ảnh như một trang sách ông đang cố đọc để hiểu hơn về “người thân” của mình...
Cuốn chuyên về miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tây nguyên, Huế, cuốn tập hợp các cảnh sinh hoạt hằng ngày, cảnh vua quan và các hoạt động trong triều đình phong kiến, cảnh sống của người Pháp ở VN, cuốn chuyên về các ngành nghề truyền thống...
Chỉ riêng về Huế trong sưu tập của Andreas đã có hơn 300 tấm. Ông đặc biệt yêu Huế vì có nhiều năm làm việc ở miền Trung. Andreas nói: “Các bạn của tôi, những người đang sống và làm việc về văn hóa ở Huế như Trần Đức Anh Sơn, Lê Duy Sơn, Tô Trần Bích Thúy... và mỗi người dân Huế chắc sẽ vui nếu có dịp xem lại Huế xưa”.
Với riêng mình, Andreas đặc biệt thích bộ bưu ảnh cổ về các ngành nghề truyền thống và các bức “có đời sống riêng”. Ông lật chầm chậm từng trang và nói về “cái thần, cái hồn” toát lên từ mỗi bưu ảnh, ấy là ngay thời điểm những người thợ đang xây hai mái nhọn tháp chuông của nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn; là lúc anh thợ hớt tóc tỉ mẩn làm sạch tai cho vị khách phong lưu; là khi kẻ bán, người mua phùng má trợn mắt trả giá trong một phiên chợ quê; là tích tắc ghi lại nét ngỡ ngàng của con trẻ khi lần đầu nhìn thấy chiếc máy ảnh to đùng xưa thật là xưa...
Theo Andreas, phong cảnh, kiến trúc trong bưu ảnh cổ là minh họa quan trọng cho lịch sử đất nước, nhưng chính những giây ngắn ngủi đời thường lại chất chứa và giữ trong nó cuộc sống thật đã qua. Những tấm như thế có thể kể nhiều chuyện hay cho người xem.
Bộ sưu tập này đang được scan, tìm tài liệu liên quan đến mỗi bức, viết mô tả và lưu vào máy tính. Với Andreas, những bưu ảnh có tuổi đời hàng thế kỷ đã chu du qua nhiều nơi cần được lưu trữ trước khi bị thời gian phá hủy. 



Tin scandal-Sock [Thực hiện: Teenxinh'blog ]


0 comments:

Feeds Comments