Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Tuesday, November 3, 2009

0 Cao thủ “cái bang”

[TeenXinh.Blogspot.Com]
(-‘๑’- Scandal-HOT -‘๑’-) -Lỗi thời rồi kiểu “cái bang” nỉ non than thân trách phận, ôn nghèo kể khổ. Muốn tồn tại, thời buổi này “cái bang” phải có “tuyệt kỹ” hành nghề: Giả câm, giả điếc, tật nguyền, thậm chí ăn vạ... Nghề hành khất bây giờ tuy đỡ tốn nước bọt hơn nhưng yêu cầu phải đa năng hơn, mánh khóe hơn.


Phần lớn những kẻ hành khất gặp hàng ngày đều lành lặn, đủ sức lao động đã giả tạo đánh vào lòng thương hại của người khác để kiếm sống đang có mặt khắp nơi ở Hà Nội, làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cái bang làm việc theo giờ... hành chính


Sau những đợt bị truy quét gắt gao tại TP HCM, mất đi mảnh đất “màu mỡ” hành nghề, giới “cái bang” rầm rộ đổ bộ ra Thủ đô làm ăn. Những địa điểm thường tập trung nhiều dân “cái bang” là các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai.




Thật khó để biết có phải “cái bang” này “hoàn cảnh” như thế này hay không.




Chỉ cần đứng ở chân Cầu Mới (Thanh Xuân) khoảng 30 phút vào buổi sáng, có thể đếm được khoảng chục chiếc xe chở bà già, con nít hoặc cặp đôi bà già - con nít xuất quân. Hầu hết, những người trong số đó nhìn qua đều bị tật, què cụt... Những kẻ ăn mày từ 4, 5 tuổi cho đến 80, 90 tuổi, lành lặn có, tật nguyền có. Ở đâu có đám đông tụ tập ở đó có người ăn xin, từ công sở, quán cà phê, chợ, cho đến quán nhậu...

Tại Quyết định (số 90) về việc tập trung nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố do UBND TP Hà Nội vừa ban hành nêu rõ, những đối tượng lang thang xã hội sẽ được tập trung vào các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương. UBND thành phố cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc công tác tập trung đối tượng lang thang xã hội đảm bảo mỹ quan trên địa bàn. Nhưng để tồn tại và đối phó với chủ trương của UBND thành phố, giới “cái bang” có rất nhiều mánh để lách luật.


Xâm nhập “xóm ăn xin” Cầu Mới, mới biết nơi đây tập trung khoảng hơn 50 “cái bang”, cả già lẫn trẻ sống tập trung, lịch trình sinh hoạt đã đi vào ổn định từ mấy năm trước. “Lịch làm việc” hàng ngày của dân ăn xin cũng chia 3 ca theo giờ hành chính. Một ngày mới bắt đầu từ 6, 7 giờ sáng cho đến chiều tối. Ai chịu khó làm thêm ca đêm nữa thì tranh thủ ở các ngã tư đèn đỏ, quán cà phê, thậm chí đến các nơi nhiều bóng tối có các đôi yêu nhau đang tâm sự. Dân ăn xin trẻ tuổi xúi nhau rằng, gặp 10 đôi đang tâm sự thì đến 90% là ăn tiền vì các chàng khi có nàng bên cạnh rất ga lăng.


Tại khu vực hồ Đống Đa, phường Hoàng Cầu, quận Đống Đa là địa điểm tập trung nhiều ăn xin. Ở ngay con phố Nguyễn Phúc Lai, có hẳn một khu trọ dành cho những thành phần “cái bang”, ngày lang bạt khắp thành phố, đêm mới tìm về lán thuê phòng ngủ. Cách đây vài năm, khi “khu đồng nát” ở con phố này chưa bị giải phóng mặt bằng, thì nơi đây là “thủ đô ăn mày” của thành phố. Sau khi “đại bản doanh” bị xóa sổ, cư dân ăn mày mới ly tán khắp nơi để tìm chỗ nương náu. Phần ít trong số đó trụ lại phải chịu giá “cắt cổ” 5 đến 6 trăm nghìn đồng một tháng/1 phòng. Do vậy, chỉ những kẻ ăn nên làm ra mới bám lại với “cố đô” được.


Ở Hà Nội còn rất nhiều địa điểm tập trung của giới ăn xin khác, như ở chân cầu Long Biên, quận Long Biên. Đây là địa điểm dễ làm ăn nhất bởi một ngày lượn lờ ở phố, nơi tập trung các loại hình giải trí, địa điểm của Tây ba lô, “cái bang” cũng kiếm được kha khá.




Với hai vợ chồng già này, ăn xin là một nghề chứ không phải là bước đường cùng!




Tình cờ chúng tôi quen được 2 “cái bang” hành nghề ven hồ Đống Đa. Tuy mới 16 tuổi đời nhưng Huy và Thọ đã có đến 7 năm tuổi nghề. Quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa, 9 tuổi đầu “đôi bạn cùng tiến” này theo người thân ra Hà Nội kiếm ăn. Rít một hơi thuốc lào rất “chuyên nghiệp” Thọ bật mí: “Nghề chính là đi ăn xin nhưng buổi sáng vẫn phải làm nghề đánh giày. Vì sáng sớm đã ngửa tay xin tiền, người ta chửi cho. Chiều và tối mới đi xin. Lúc hành nghề, thấy bác công an hay dân phòng thì lại lôi đồ nghề đánh giày ra. Ai bắt được”. Thọ kể, thời buổi bây giờ sống được buộc dân ăn xin phải đa năng. Mùa đông, có tháng giáp Tết kiếm được 5 triệu đánh giày. Mùa hè, “khách quen” toàn đi dép, nên nghiêng hẳn sang làm ăn xin.

“Cái bang” hiện đại


Xưa rồi cái thời ăn xin toàn là những mảnh đời tứ khố vô thân. “Những con người đó, phần nhiều bị “hốt” vào các trung tâm cả rồi. Tật nguyền có thật, nhưng chỉ là số ít. Còn lại đa số phần nhiều cảnh thương tâm trên đường phố đều “diễn” trò cả”- một “cái bang” thuộc hạng lão làng cho biết. Nay thì người hành khất không còn bất đắc dĩ đường cùng mà là nghề nghiệp và được đào tạo hẳn hoi. Gia nhập dân “cái bang” phải có người dẫn mối, đầu quân cho các “chủ cai”, rồi phân vùng thử việc hẳn hoi. Ít người hoạt động riêng rẽ.


Giới hành khất Hà Thành không ngớt lời nhắc đến một phụ nữ mù xứ Thanh hành nghề ở Hà Nội từ chục năm qua, nhờ đó mà bà nuôi 3 đứa con khôn lớn. Nay con cái đứa đi làm, đứa lấy vợ lấy chồng đều đủ sống, đứa con trai út, bà đưa ra “truyền nghề” từ lúc bé. Đứng tuổi rồi, bà không về quê, nghề cũ quen thuộc khó bỏ. Hai mẹ con dắt nhau đi làm. Ra khỏi nhà từ sáng sớm, con dắt mẹ lang thang khắp thành phố. Chiều tối đi xe ôm về. Đối với giới ăn xin đứng tuổi thì họ cho rằng đó là “một công việc thích hợp với người già, hết sức an nhàn vừa tập thể dục mà thu lợi không hề kém!”.


Tại phố Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa thường xuyên xuất hiện một người đàn ông dáng vẻ khắc khổ, đầu tóc bù xù thất thểu van nài chúng tôi: “Các anh làm phúc làm đức cho tôi xin đúng 1 nghìn đồng thôi. Mỗi người một nghìn, 50 người là tôi có đủ tiền đi về quê rồi”. Nhìn bộ dạng thảm hại, người đàn ông này xin được số tiền kha khá của người uống nước ven đường. Tuy nhiên, chủ quán ở đây cho biết: “Có hôm lão dắt chiếc xe máy cà tàng, lượn lờ cả ngày ở đây chắp tay xin tiền xăng mãi mà không đủ. Hôm nay, gã dở trò xin tiền đi xe đò... Có lúc ông ta là ông bố khốn khổ đưa con ra Hà Nội chơi, không may con bị tai nạn, trong túi chẳng có tiền; lúc lại xuất hiện dưới bộ dạng một cựu chiến binh bị móc sạch tài sản trên ôtô...”.


Hình ảnh người đàn ông trên thực chất là những “cái bang” thời hiện đại, đi xin tiền bằng nhiều thủ đoạn. “Không dữ dằn, dai dẳng, lì lợm, mánh khóe... chỉ có nước húp cháo quanh năm”, là triết lý hành nghề của “cái bang” thời nay.


“Tuyệt kỹ” hành khất


Lẽ ấy bắt đầu xuất hiện khá nhiều ăn xin thong dong, một số người lớn tuổi nhưng chưa già yếu dù cố tình đẩy chiếc lưng to bè gù xuống, vẫn không thể che giấu được đôi mắt tinh tường... Cho nên bên cạnh những hoàn cảnh thực sự khốn khó, ăn xin trong một số trường hợp là tệ nạn xã hội nhức nhối và sự có mặt của nó hình thành nên một điểm đen của thành phố.


Tại ngã ba Giải Phóng-Phương Mai, đối diện với trường ĐH Xây dựng Hà Nội, người đi đường dễ bắt gặp một thiếu niên khoảng chừng 9-10 tuổi. Thường ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, lúc thì nằm sõng soài, lúc thì ngồi bệt giữa dòng người qua lại, miệng há hốc, mắt trợn ngược quờ quạng. Khác với những người ăn xin khác, em nhỏ này không mở lời xin, không níu kéo, cứ ngồi vất vưởng đó, mặc nắng hay mưa, ai cho thì nhận. Hình ảnh một đứa bé mù lòa, khốn khổ ấy bao nhiêu năm nay đã lay động lòng trắc ẩn của không biết bao nhiêu người rộng lòng thương cho cảnh đời không may mắn.




Bắt đầu “diễn”.




Bỏ hẳn ngày trời theo chân đứa bé đáng thương này mới hay sự thật không như thế. Chúng tôi có mặt tại địa bàn “làm ăn” của cái bang nhí này từ rất sớm. Đang ngồi uống nước ở cạnh cổng ĐH Xây dựng Hà Nội, tôi bỗng gặp một đứa bé giống như đúc “cái bang trẻ tuổi mù lòa” thường nằm ở ngoài đường kia. Cậu bé này trả tiền rồi bước ra từ một quán phở ngay cạnh đó. Đôi mắt lanh lợi nhìn ngó xung quanh, nói chuyện với “đồng nghiệp” một cách tự nhiên thoải mái. Vẫn cái trang phục bẩn thỉu ấy, khuôn mặt quen quen. Chia tay bạn, vài phút sau khi trở lại “nơi làm ăn” đôi mắt trở nên đờ đẫn, quờ quạng, mặt méo xệch... Hóa ra đúng là đứa bé mù đáng thương kia.

Phát hiện đó chỉ làm chúng tôi sững sờ nhưng đối với những người xung quanh thì đề tài “đóng kịch” của đứa bé trở nên nhàm chán rồi. “Ối giời! Thằng đó “diễn” chuyên nghiệp lắm rồi”. Chúng tôi lân la hỏi thăm thì chẳng ai biết đứa bé đó ở đâu cả, chỉ nghe lơ lớ tiếng miền trong. Có điều chắc chắn đó là đứa trẻ bình thường, lành lặn chứ không có “vấn đề” như nó đang diễn trò ở ngoài kia.




Giờ giải lao.




Trưa. Trời oi nồng, nó vẫn nằm lì ở đó. Chợt có một đứa khác đến đập dậy. Chắc là rủ nhau đi ăn. Cả hai bình thản bước về phía vệ đường bên kia rồi lúi húi đếm tiền. Một lúc sau thì mất hút.

Khoảng vài năm nay ở khu vực hồ Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội xuất hiện một đội quân trẻ măng hành nghề xin xỏ. Đang ngồi uống nước thì một bé gái chưa được 10 tuổi quỳ gối xuống đất xòe tay. Không mở miệng van xin, quỳ một lúc rồi lại kéo áo khách. Chúng tôi ngạc nhiên hỏi thăm nhưng bé nín lặng không nói, lại đứng lên quỳ sang bàn khác rất nhanh, quay lại ghé vào tai tôi nhả một câu: “Tối nay về gặp ma cho mà xem” rồi biến mất trong chớp mắt một cách rất chuyên nghiệp. Định rút máy ảnh ra nhưng anh bạn ngồi cùng bàn ngăn ngay: “Chụp lén thôi, có bảo kê đi cùng đó, nó gây sự với mình bây giờ...”.


“Cái bang” Hà Nội bây giờ, đói cơm rách áo hóa ăn mày thì ít, giả vờ ngô nghê, tàn tật diễn đủ trò coi như nghề kiếm sống là phần nhiều.


0 comments:

Feeds Comments