Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Saturday, January 9, 2010

0 Lễ hội du nhập: “chỏi” nhau chan chát

Tin scandal-9x ! Chup len Quay len - Sock [ChupLen.Tk]
Lễ hội du nhập: “chỏi” nhau chan chát
TT - Halloween đã trôi qua cả tuần, nhưng câu chuyện về lễ hội ma và việc dung nạp những lễ hội của thế giới, hay xa hơn là những yếu tố khác thuộc về văn hóa (cả ứng xử và lối sống) vẫn tiếp tục xôn xao trên mạng.

Những lễ hội “nhập khẩu” như lễ hội ma (Halloween) ngày càng hấp dẫn giới trẻ, nhất là giới trẻ đô thị  - Ảnh: THUẬN THẮNG
Một entry của blogger thuongphannhat trên mạng xã hội Yume đã tạo nên một cuộc tranh luận trong giới trẻ về chuyện “nên - không nên” hào hứng với lễ hội “ngoại”. Chỉ trong hai giờ đã có hơn 30 ý kiến trao đổi cùng chủ nhân của blog.
Có phải “ngoại” lấn lướt “nội”?
Bài viết đặt vấn đề: “Halloween vừa hết, những trang blog tràn ngập hình ảnh của đêm hội ma, đi đến đâu cũng bắt gặp những hình ảnh ma quái, máu me ghê rợn... Tự hỏi không biết từ khi nào ở VN xuất hiện những loại hình này và liệu có thật phù hợp với văn hóa Việt hay không?
Ngày lễ đầu tiên của phương Tây lấn át vào VN phải kể đến là Noel. Noel bây giờ không còn đơn thuần là một ngày lễ mang tính tôn giáo, nó dành cho tất cả ai muốn... ham vui.
Tiếp theo là Lễ tình nhân 14-2. Ngày này thì khỏi phải bàn, hoa ngập tràn đường phố. Tiếp đó là những ngày lễ từ lớn đến nhỏ cũng bắt đầu rầm rộ kéo về như Lễ tạ ơn (thứ năm, tuần thứ tư của tháng 11), Ngày của mẹ (chủ nhật thứ hai của tháng 5), Ngày của cha (chủ nhật thứ ba của tháng 6)... Người ta tham gia, mình cũng tham gia, càng đông càng vui nhưng có mấy người trong số đó hiểu hết được ý nghĩa của những ngày này.
Dường như chúng ta quên mất một điều ở ta cũng có những ngày lễ tương tự, những ngày lễ truyền thống vô cùng đặc sắc, chỉ khác chăng nó không được gắn mác nước ngoài. Ví dụ như tương tự với Ngày của mẹ, chúng ta đã có ngày 20-10 và rằm tháng 7 âm lịch. Đặc biệt, rằm tháng 7 âm lịch nhắc người Việt nhớ đến hai chữ “báo hiếu”. Trong ngày này, người VN thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước nói chung. Ngoài ra, người ta còn nhớ đến những số phận không may mắn trong quá khứ”.
Ý kiến trái chiều khá nhiều sau khi bài viết được công bố.

Bạn trẻ Sài Gòn chọn mua trang phục Halloween - Ảnh: Mai Vinh
Không phải của ai, mà là của con người
“Tiêu chuẩn nào để được coi là phù hợp hay không phù hợp với cái gọi là văn hóa Việt? Nếu có một ngày nào đó để người ta dừng lại một chút giữa cuộc sống bộn bề để nhớ đến nhau, gặp nhau, vui cười bên nhau, nhìn nhau lâu hơn một chút, ở bên nhau thêm một chút thì có gì xấu đâu. Nói chung, ai thấy thích những ngày này và vui vẻ hạnh phúc với nó thì tham gia. Ai cảm thấy không phù hợp thì... tránh ra một bên, đừng để ý người khác rồi kêu ca than vãn làm gì cho mệt” (bình luận của Đồng Nát).
“Thành thật mà nói đã là lễ hội thì mục đích đầu tiên và quan trọng nhất là làm cho mọi người vui vẻ hơn chứ không phải để mệt mỏi và tốn kém. Mà điều đó thì Halloween cùng với những lễ hội “Tây hóa” kia hình như đã làm được” (bình luận của Tài); “Cả thế giới có hàng trăm ngàn, hàng triệu lễ/hội khác nhau mà tại sao chỉ có Giáng sinh, Valentine, 8-3, Halloween... là nổi tiếng toàn thế giới, ở đâu người ta cũng tham gia?
Đâu phải vì nó quá hay và ý nghĩa hơn những cái khác mà vì có thể đem lại niềm vui cho mọi người ở bất cứ nơi đâu, dân tộc nào. Nói chung, nên xem đây là văn hóa chung của nhân loại, đừng phân biệt Tây ta gì nữa. Khi nào mà thấy đàn ông VN tổ chức, tham gia một lễ hội Scotland, mặc váy của Scotland rồi hãy la lên hòa nhập hay hòa tan!”.
Bạn đồng ý không?
Chủ nhân bài viết (tham khảo tại địa chỉ http://blog.timnhanh.com/thuongphannhat) là một bạn nữ khá rụt rè. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi bỏ túi quanh chuyện này...
* Đồng nghiệp của bạn có nhảy múa và hóa trang trong ngày Halloween vừa qua không?
- Ở công ty mình có vài phòng ban tổ chức Halloween như một cơ hội thực tập làm việc theo nhóm. Vui chơi và tập hợp như vậy cũng hay, nhưng... giả ma giả quỷ như thế theo mình là không nên, nó thật sự không phù hợp văn hóa Việt.
* Hay là bạn đã quá... cổ kính, khó tiếp cận với cách chơi của người trẻ trong “thế giới phẳng”?
- Già thì chắc chắn là không. Ngày tình yêu mình cũng tham gia, như một dịp để bày tỏ tình yêu. Giáng sinh cũng xuống đường chơi với bạn bè, nhưng Halloween thì... nó sao sao ấy!
* Hay do bạn... sợ ma?
- Có lẽ sợ ma cũng có phần đúng!
* Nhưng giới trẻ thị dân có vẻ rất thích các loại lễ hội dù lớn hay nhỏ, vì hình như đó là cách giảm stress và xả năng lượng thừa? Bạn có nghĩ rằng đời sống đương đại thì chuyện hòa nhập hay hòa tan không còn là vấn đề?
- Thật ra, có lẽ do việc không hiểu hết ý nghĩa của những ngày lễ như Halloween mà cứ tham gia, tổ chức rầm rộ nên mình cảm thấy nó có cái gì đó mang tính “ăn theo” nhiều hơn hòa nhập vào lễ hội thế giới. Hòa nhập là tốt, nhưng giữ lại bản sắc để không hòa tan là điều quan trọng ở bất cứ thời đại nào. Nếu chúng ta không có được những cái riêng của dân tộc thì chắc không vượt qua được 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Với xã hội đương đại, việc có thêm lễ hội để giới trẻ và cộng đồng tham gia là cần thiết. Nhưng mọi thứ chỉ nên ở mức độ chấp nhận được, đừng quá lố bịch khi chỉ chạy theo trào lưu thời thượng.
* Có thể nói một chút về “đời sống mạng” của bạn?
- Công việc của mình khá thú vị nhưng nhiều áp lực, không có nhiều thời gian cho giải trí, do đó mình chọn blog như một hình thức giảm áp lực. Thỉnh thoảng bày tỏ quan điểm sống, gặp gỡ bạn bè ở đó, lắng nghe và chia sẻ thêm, thấy bình an và đôi khi là hạnh phúc nữa.
* Cảm ơn bạn.


Tin scandal-Sock [Thực hiện: ChupLen.Tk ]


0 comments:

Feeds Comments