Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Saturday, January 2, 2010

0 Văn hoá facebook với người Việt trẻ

Tin scandal-9x ! Chup len Quay len - Sock [TeenXinh.Blogspot.Com]
Văn hoá facebook với người Việt trẻ


  -(SVVN) Năm 2009, từ khóa của năm với giới trẻ Việt Nam là Facebook (FB). Chưa bao giờ và chưa ở nước nào, Facebook lan rộng và mạnh như thế. Và hòa vào văn hóa Facebook, người trẻ Việt đã thay đổi ít nhiều.











“Nếu thực sự hay, thông tin sẽ tự tìm đến tôi”
Facebook đến và thay đổi văn hóa tiếp cận thông tin của người trẻ. Nếu như trước đây, vào mạng để đọc báo, bạn vào một trang báo điện tử quen thuộc, đọc hết tin hàng chót đến các tin phụ. Bạn có thể thỏa mãn với rất nhiều thông tin trên một trang báo đó nhưng chính bạn cũng biết rằng, những gì bạn đọc là quá ít ỏi với rừng thông tin của hàng trăm, hàng nghìn trang báo mạng khác. Đã thế, rất có thể, thi thoảng, bạn vẫn tiếc nuối khi biết mình đã bỏ lỡ một thông tin nóng hổi mà bạn bè và những người xung quanh đang bàn tán.
Trong cộng đồng của Facebook, bạn sẽ không làm theo cách đó. Không cần check các trang báo mạng nào hết vì tất cả những câu chuyện gây xôn xao hay những tin nóng hổi đều có trên Facebook. Ai điểm tin cho bạn? Chính là bạn bè và những người xung quanh bạn. Họ đọc, quan tâm và muốn bàn tán, họ đưa link hay đặt chủ đề trên Facebook. Bạn update Facebook đều đặn nên không thể bỏ lỡ bất kỳ thông tin lớn nào, thậm chí còn biết được các hướng bàn luận khác nhau của dư luận.

IN24_FACEBOOK_1523f.jpg
Năm 2009, người Việt trẻ trưởng thành hơn, quốc tế hơn nhờ Facebook
hay Twitter, những mạng cộng đồng toàn cầu



Đã thế, “Become fan” là chức năng quen thuộc của người sử dụng Facebook. Với chức năng này, người sử dụng FB có thể đăng ký làm người đọc thường xuyên của một hay nhiều báo, hãng tin, trang web trên Thế giới. Mỗi khi có thông tin mới, nổi bật, chính các hãng tin đó sẽ gửi tin cho người sử dụng Facebook. Cũng từ đây, lập tài khoản trên Facebook và Twitter là xu hướng của nhiều báo nhanh nhạy.
Trong một bài viết của mình trên tờ Guardian về sự kiện trang tin online của Huffington Post, một tờ báo mới ra đời năm 2003 ở Mỹ đã chiến thắng được cả “đại gia” Washington Post về lượt truy cập nhờ mạng xã hội, tác giả Jennifer Lust đã kết luận rằng: “Nếu thông tin thực sự quan trọng, chúng sẽ tự tìm đến chúng ta”.
Văn minh RSVP và những sự kiện văn hóa
Chức năng Event (đặt lịch sự kiện) của Facebook đã đưa người trẻ Việt gia nhập trực tiếp vào các hoạt động văn hóa từ tuần lễ phim quốc tế, festival cầu Long Biên, lễ hội văn hóa Nhật Bản, tháng mua sắm khuyến mãi Hà Nội… đến các sự kiện nhỏ như hội trường, sinh nhật, hay đám cưới. Người tổ chức sự kiện dùng Facebook công cụ quảng bá sự kiện, còn cộng đồng chọn Facebook là kênh thông tin để cập nhập các sự kiện văn hóa diễn ra quanh mình, của bạn bè mình để chọn lựa tham gia.
Tham gia các thông tin sự kiện trên Facebook, người Việt trẻ tập cho mình thói quen đọc về sự kiện được mời, chọn tham gia hay không và quan trọng nhất là đăng ký tham gia nếu bạn quyết định tham gia. Đó là văn hóa RSVP (hồi đáp lại lời mời), một phần không thể thiếu trong văn hóa tham dự sự kiện văn minh.
Nhờ RSVP, người tổ chức nắm được số lượng khách tham dự, người tham gia có cái nhìn tổng quát hơn về sự kiện mình tham gia còn cộng đồng biết được qui mô của sự kiện. Sự kiện văn hóa không chỉ là “vui thì đến, tiện thì qua” nữa mà trở thành một phần trong kế hoạch trong tháng của người trẻ. Họ đăng ký và họ đến, làm theo đúng các hướng dẫn, yêu cầu của người tổ chức (đã ghi rõ trên Facebook). Người Việt đang tham gia các sự kiện một cách chuyên nghiệp và lịch sự hơn.

untitled.bmp
Facebook đến và thay đổi văn hoá tiếp cận thông tin của người trẻ


Game online, lành mạnh vẫn rất hút
Facebook đến cùng với con lốc mới mang tên game facebook. Những game này không chỉ lành mạnh mà còn dễ thương, đơn giản và nhiều thông tin. Giờ thì các game bắn giết, chiến đấu trở nên lạc hậu khi người chơi còn mải làm vườn trên Barn Buddy, nuôi thỏ trên Pet Society, nấu ăn trên Café World hay nuôi cá trên Happy Aquarium… Từ các trò chơi, người chơi làm quen hoàn toàn trực tuyến với các kỹ năng như bắt sâu, bón phân khi làm trông vườn, cho cá ăn hay đi chợ, nấu thức ăn…
Nhiều người chơi vẫn đùa nhau là “5h sáng dậy đi cày” hay “Cá của tôi bắt đầu đẻ lứa đầu tiên”. Hữu ích hơn, một số game thử kiến thức người chơi về địa lý, IQ hay hiểu biết xã hội như Who has the biggest brain? (Ai thông minh nhất) hay Geo Challenge (Đố địa lý). Game Facebook còn hoàn toàn miễn phí và rất đơn giản, dễ thương.
Điểm trừ game Facebook là trò chơi mất thời gian nên không ít văn phòng cấm nhân viên truy cập Facebook để khỏi chơi game trong giờ. Nhưng thông minh hơn, nhiều người quản lý vẫn để nhân viên vào Facebook tự do rồi lập riêng một tài khoản Facebook cho mình. Facebook công khai toàn bộ hoạt động của người dùng nên những người sếp khôn khéo vẫn được tiếng thoải mái mà vẫn quan sát được thái độ làm việc của nhân viên… nhờ Facebook.
Mỗi người dùng là một đại diện ngoại giao
Với blog Yahoo 360, phần lớn người tham gia cộng đồng là người Việt vì blog của Yahoo chỉ phổ biến với người Việt. Thế nhưng, từ sau khi blog chuyển nhà, người trẻ bắt bạn với Facebook và Twitter, hai mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Trong cộng đồng bạn bè của người Việt trẻ trên Facebook hay Twitter không chỉ có người Việt mà còn có rất nhiều những người bạn nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau.
Những người sử dụng Facebook Việt nhận thức được rằng những tuyên bố trên Facebook hay những tweed (tin nhắn) trên Twitter giờ đây không chỉ dành cho người Việt mà còn cho rất nhiều những người bạn nước ngoài khác. Những lời thiếu văn hóa, chửi thề hay tin đồn được hạn chế. Trước khi viết điều gì, họ cân nhắc bởi thể diện quốc gia, hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè.
Bên cạnh đó, cũng nhờ Facebook hay Twitter, người Việt hiểu về cái nhìn của người nước ngoài về đất nước mình. Cùng với những người bạn nước ngoài, người Việt trẻ tự hào đọc bài “10 điều nên làm ở Hà Nội” trên Facebook của một người bạn Malaysia hay tham gia cùng hàng triệu người truy cập khác vào trang web ca ngợi Bác Hồ, yêu Hà Nội hay yêu Việt Nam… Những trang Facebook, bài viết về Bác, về cầu Long Biên hay đơn giản là về nem, về phở… làm người Việt trẻ yêu và tự hào về đất nước mình trong thời kỳ hội nhập.
Năm 2009, người Việt trẻ trưởng thành hơn, Quốc tế hơn nhờ Facebook hay Twitter, những mạng cộng đồng toàn cầu. Chọn Facebook hay Twitter là người Việt chọn một phương tiện thể hiện mình lẫn nhận ra mình, thể hiện sự khác biệt đồng thời kết nối mình với ngôi làng toàn cầu.




Tin scandal-Sock [Thực hiện: Teenxinh'blog ]


0 comments:

Feeds Comments