Image1 Image2 Image3 Image4 Image5 Image6 Image7

Thursday, January 7, 2010

0 10 bộ phim tệ nhất của điện ảnh Hoa ngữ 2009

Tin scandal-9x ! Chup len Quay len - Sock [TeenXinh.Blogspot.Com]

Trong danh sách này có cả những cái tên được người ta gọi là “siêu phẩm” và “bom tấn” của điện ảnh Hoa ngữ trong năm vừa qua. Những ngày cuối của năm 2009, cuộc chiến về doanh thu phòng vé giữa các bộ phim mùa Tết vẫn đang diễn ra ác liệt. Trong khi “Kỳ án ba phát súng” nhẹ nhàng phá vỡ “cửa ải” 200 triệu NDT về doanh thu thì “Thập nguyệt vi thành” cũng đang bám đuổi quyết liệt sau gần 2 tuần công chiếu. Thế nhưng, trong danh sách những bộ phim dở nhất của năm 2009 do bạn đọc bình chọn, những siêu phẩm đang “công phá” trên bảng xếp hạng doanh thu Trung Quốc vẫn không thoát được cuộc “vinh danh” đặc biệt này.

10. Bạch ngân đế quốc (Empire of Silver)




Poster phim

Hao phí mất 5 năm chuẩn bị, “Bạch ngân đế quốc” của đạo diễn Diêu Thụ Hoa hoàn toàn có thể coi là một siêu phẩm. Từ diễn viên cho đến đạo cụ, phim trường tất cả đều được chuẩn bị rất công phu, có thể nói phải xếp vào hàng số 1 ở Trung Quốc. Điểm này khiến nhiều người thích thú và kỳ vọng ở bộ phim đầu tay của đạo diễn họ Diêu.






Kịch bản thiếu trọng tâm đã khiến "Bạch ngân đế quốc" thất bại

Thế nhưng, nội dung của câu chuyện lại xuất hiện rất nhiều sơ hở, không thể tạo nên được không khí “sử thi” cần thiết cho tác phẩm nên cuối cùng không những không đạt đến hiệu quả của một tác phẩm hay mà là ngược lại. Với một tác phẩm đặt ra cả hai  mục tiêu nghệ thuật và sử thi như “Bạch ngân đế quốc” thì việc những tình huống của cốt truyện trong kịch bản phim thiếu trọng tâm là một căn cứ rất rõ để khẳng định rằng, nó không phải là một bộ phim thành công.

9. Đại nội mật thám Linh Linh Cẩu (On His Majesty's Secret Service)



Xếp thứ 9 không hề có nghĩa là bộ phim này không đủ dở, hay vẫn còn đỡ dở hơn những bộ phim xếp ở vị trí tiếp theo mà chỉ vì những bộ phim của đạo diễn Vương Tinh trước nay đều dở, chẳng có gì mới mẻ. Tuy nhiên, trong danh sách lần này, không thể không có tên “Đại nội mật thám Linh Linh Cẩu”.



Vương Tinh
trong giới điện ảnh Hồng Kông hay điện ảnh Hoa ngữ đều có thể gọi là một đóa hoa lạ. Ông nổi tiếng năng suất với những tác phẩm dở nhất, có thể nói là số phim dở xếp ngang bằng người. Không giống như Trần Khải Ca, chỉ một tác phẩm dở nổi danh đã để lại “tiếng xấu muôn đời”, Vương Tinh từ khi khởi nghiệp cho đến hiện tại chỉ làm những bộ phim dở. Chẳng thế mà giới điện ảnh Hoa ngữ mới truyền tai nhau câu nói rằng: "Không có phim dở thì chẳng có Vương Tinh". Làm phim dở thì rất dễ, khó là cả đời làm phim dở và khó nhất là cả một đời làm những bộ phim dở… đắt khách. Những bộ phim của Vương Tinh dở nhưng lại cực kỳ đắt khách, đến mức nhiều bộ phim hay cũng phải nhìn vào mà thẹn thùng.






Lạm dụng những yếu tố gây cười quá cũ đã làm giảm tính sáng tạo của bộ phim

Đại nội mật thám Linh Linh Cẩu” chính là một bộ phim kinh điển nhất trong số những tác phẩm dở của Vương Tinh. Xem cả bộ phim từ kết cấu cho đến nội dung có thể thấy Vương Tinh chỉ thay đổi một chút tên của các nhân vật trong kịch bản bộ phim của Châu Tinh Trì,Đại nội mật thám Linh Linh Phát”, sau đó đem những yếu tố gây hài của bộ phim trước bê nguyên xi vào tác phẩm của mình. Điều này thể hiện 2 đặc điểm quan trọng đã giúp Vương Tinh nổi tiếng trong giới điện ảnh, một là bắt chước hai là nhào nặn.








Tuy nhiên "Đại nội mật thám" lại là một bộ phim ăn khách

Trong bộ phim này, dường như chẳng cần yêu cầu diễn viên về diễn xuất, chỉ cần trung thành dựa vào kịch bản thể hiện những cảnh gây cười. Đây chính là đặc điểm trong những bộ phim dở của Vương Tinh, diễn xuất không phải trọng tâm, trọng tâm là bắt mắt bởi vì chỉ có bắt mắt thì mới có thể làm phim.

Bạn có thể nói, “Đại nội mật thám Linh Linh Cẩu” không có giá trị nghệ thuật cũng chẳng có giá trị tư tưởng. Nhưng điều đó hoàn toàn không quan trọng, quan trọng là nó có giá trị trao đổi. Nghĩa là nó là một bộ phim dở không hơn không kém.

8. Người máy (Metallic Attraction: Kungfu Cyborg)


Poster phim

Không biết có phải các đạo diễn Hồng Kông không thích ứng được với việc làm những bộ phim hợp tác hay không mà từ khi bản hiệp nghị “thắt chặt mối quan hệ kinh tế thương mại giữa đại lục và Hồng Kông” được thực hiện, những đạo diễn mà trước nay người ta tương đối yên tâm về chất lượng tác phẩm đều cho ra đời những tác phẩm gây thất vọng.












Các diễn viên tham gia bộ phim

Người máy”  là bộ phim cho người ta cái cảm giác giống như một người mặc một bộ vest quá rộng, kiểu tóc lại quá cách tân, trong tay cầm một chiếc Nokia N97 nhưng lại có một bao đựng điện thoại ở thắt lưng… Nói cách khác, nó là một sự kết hợp khá kỳ dị.

7. Mạch điền (Wheat)




Poster phim

Poster của “Mạch điền” đã khẳng định mục tiêu của bộ phim: Một ngụ ngôn về sự hoang đường mà hài hước, hoa lệ và bi thương của chiến tranh,. Thêm những cảnh quay trong phim phối hợp, nhiều người đã từng nghĩ rằng đây là một bộ phim sâu sắc, duy mỹ, một bộ phim rất Vương Gia Vệ.










Và những poster nhân vật ấn tượng

Đáng tiếc, xem xong bộ phim này, hầu hết khán giả đều không hiểu nó nói điều gì. Lý do rất đơn giản vì bản thân bộ phim chẳng có gì… để nói. Thật sự nhiều người sẽ không hiểu được là “Mạch điền” muốn biểu đạt điều gì. Có người nói là một sự phản tư chiến tranh. Nếu như vậy thì có lẽ đạo diễn Hà Bình nên sửa Mạch điền thành hình dáng chim bồ câu, như vậy mới dễ hiểu cho cái ý phản tư này.






Các cảnh quay trong phim

Bộ phim được tạo hình và thiết kế rất đẹp, tuy nhiên bên dưới cái vỏ tạo hình ấy, chẳng có chút lý trí nào. Toàn bộ chỉ là làm đẹp trước ống kính nhưng lại là cái đẹp rỗng, chẳng biểu hiện được ý nghĩa gì. Cuối cùng là bi thương thì không biết là cuộc chiến được miêu tả trong phim bi thương hay là chính bộ phim này bi thương nữa.

6. Kỳ án ba phát súng (A Simple Noodle Story)


Poster phim

Nếu như không phải là bộ phim của đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu, có lẽ bộ phim này đã không có mặt ở danh sách mà có chăng cũng chỉ đứng ở vị trí cuối cùng. Thế nhưng, “Kỳ án ba phát súng” lại là của Trương Nghệ Mưu. Khán giả mua vé vào xem “Ba phát súng” cũng chỉ vì cái tên Trương Nghệ Mưu của ngài, vì vậy ngài phải chịu trách nhiệm với tình cảm và tiền bạc mà khán giả đã bỏ ra. Tiền không thể phí lại không có chỗ kêu khổ nên lần bình chọn này là một cách để khán giả giải tỏa sự bất bình của mình.


Các nhân vật trong phim

Thực lòng, xem xong bộ phim này chẳng thấy một chút gì gọi là “kinh ngạc” như tên gọi của phim. Đây là tác phẩm “tái xuất” của đạo diễn Trương sau Olympic Bắc Kinh ấn tượng, đầu tư hơn 100 triệu NDT, kịch bản cũng phải mất 2 triệu USD để mua, nhưng xem xong thì chỉ có thể nói một câu: “Chỉ là một truyền thuyết thôi!”. Một quán mỳ, vài con ngựa và những diễn viên “không cần tiền” mà tiêu tốn mất hơn 100 triệu NDT. Bộ phim này chỉ nói lên rằng, tình trạng lạm phát của Trung Quốc đã quá nghiêm trọng.






Một số cảnh trong phim

Cả bộ điện ảnh cũng chỉ quay đi quay lại có 2 người, có thể nói chẳng khác gì một tiểu phẩm, thêm vào đó là những đoạn hồi hộp, kéo căng mà ai cũng có thể nghĩ ra nhưng đã nhẹ nhàng vượt qua con số doanh thu 200 triệu NDT. Xem ra chiêu bài mang tên “Trương Nghệ Mưu” thực sự đắt giá. Tuy nhiên, có lẽ phải có người cầm chút tiền đến an ủi đạo diễn Trương vì hiện giờ ông đang vừa khóc vừa đếm tiền.

5. Lang tai ký (Warrior and Wolf)


Poster phim

Bộ tiểu thuyết giả tưởng của Yasushi Inoue khi được Điền Tráng Tráng đưa lên màn ảnh rộng đã trở thành một bộ phim “hoang tưởng” thực sự. “Warrior and Wolf” (Bộ phim được chiếu ở Việt Nam với tiêu đề Chiến binh và tình sói) có thể nói là một bộ phim thảm họa đình đám nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong năm 2009 vừa qua. Hiệu quả thảm họa của nó còn vượt xa cả bộ phim “2012”. Bởi vì những bộ phim thảm họa thông thường thì thảm họa chỉ là ở trong phim, còn vơi “Warrior and Wolf” thì “thảm họa” không chỉ ở trong phim mà còn được bộ phim này mang đến cả trong và ngoài các rạp chiếu.




Khán giả bước chân vào rạp chiếu cũng là lúc bắt đầu cuộc thử thách về lòng kiên trì. Trong khi bộ phim đang được trình chiếu thì có nhiều khán giả ngồi trong rạp chiếu, không biết đã ăn hết bao nhiêu túi bỏng ngô, uống hết bao nhiêu chai coca khiến người ta liên tưởng đến Quan Vũ khi xưa dùng việc đánh cờ để quên đi nỗi đau trong lúc Hoa Đà cạo xương chữa trị vết thương.







Đoạn cao trào nhất của bộ phim có lẽ là những cảnh nóng thiếu “màn khởi động” thường thấy giữa Điền Thiết Nhượng và MaggieQ. Nhưng mà dù là kỳ lạ, dù là vỹ đại đến đâu thì những cảnh nóng bỏng liên tiếp giữa hai người sau đó cũng làm khán giả cảm thấy như bị “bội thực”.




Một số cảnh trong phim

Một đạo diễn nổi tiếng với những bộ phim thuần túy nghệ thuật nhưu Điền Tráng Tráng lần này khi thử nghiệm với bộ phim thương mại lại vẫn muốn tác phẩm của mình giàu tính nghệ thuật. Vì thế cuối cùng “Warrior and Wolf” mất cả giá trị thương nghiệp mà giá trị nghệ thuật cũng chẳng giữ lại được bao nhiêu.

Lê Văn



Tin scandal-Sock [Thực hiện: Teenxinh'blog ]


0 comments:

Feeds Comments